Tương tự, Sacombank triển khai hai gói vay ưu đãi dành cho
khách hàng cá nhân vay mua nhà với lãi suất thấp nhất là 8,5%/năm. Trong khi
đó, tại ACB, các hồ sơ vay mua nhà được hưởng lãi suất ưu đãi từ 7,5%/năm.
Đáng chú ý, ngoài việc cạnh tranh nhau về lãi suất và phương
thức vay nhanh chóng, nhiều ngân hàng còn đưa ra hạn mức cho vay lên tới 90% giá
trị căn nhà với thời hạn cho vay có thể kéo dài lên đến 25 năm.
Chính vì vậy, dòng vốn chảy vào thị trường BĐS cho vay xây nhà có xu hướng
gia tăng trong thời gian qua và dự báo tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM, đến hết quý I-2017, dư nợ cho
vay BĐS trên địa bàn TP.HCM đạt trên 164.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 10,88% tổng
dư nợ và chiếm khoảng 19,29% dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Như vậy so với đầu
năm, tín dụng BĐS tăng khoảng 4%.
ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM,
cho biết trước tình trạng BĐS nóng lên trong thời gian gần đây, NHNN đã cảnh
báo các ngân hàng. Tuy vậy, tín dụng cho BĐS hiện nay không tăng nóng như giai
đoạn 2007-2008. Hơn nữa, dù tăng về số tuyệt đối nhưng tỉ trọng tín dụng đối với
lĩnh vực BĐS không tăng cao bằng tín dụng sản xuất.
“Điều này cho thấy các ngân hàng đã chặt chẽ hơn, thận trọng
trong việc rót vốn vào các dự án BĐS. Qua đó nhằm quản lý được chất lượng tín dụng,
góp phần hạn chế tình trạng bong bóng xảy ra như những năm trước đây” - ông
Minh khẳng định.
Tuy nhiên, không chỉ có nguồn vốn từ ngân hàng mà nguồn vốn
xã hội được huy động vào lĩnh vực BĐS cũng rất lớn và tăng mạnh. Đặc biệt là
khi các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư mạnh vào thị trường này thông qua
nhiều hình thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét